Vải lanh là gì?

Ứng dụng vải linen là gì

Nếu đang tìm hiểu về loại vải lanh, bạn không thể bỏ qua bất cứ thông tin nào trong bài viết này. Những thông tin liên quan đến vải lanh như định nghĩ vải lanh là gì, ưu nhược điểm, đặc điểm, ứng dụng vải lanh,… đều sẽ được giải đáp.

Định nghĩa vải lanh là gì? Nguồn gốc của vải lanh

Vải Lanh là vải được làm từ sợi cây Lanh có tên tiếng Anh là Linum usitatissimum. Vải lanh còn có tên gọi khác là vải linen. Quy trình sản xuất vải lanh mất khá nhiều công sức. Loại vải này có giá trị cao và được dùng nhiều trong may mặc thời trang. Bên cạnh đó, vải lanh còn được dùng cho nhiều mặt hàng khác như thảm trang trí, khăn tắm, vải bọc ghế, khăn trải bàn,…

Vải lanh là gì
Vải lanh là gì
  • Nguồn gốc vải lanh (vải linen)

Vải Lanh là một trong số các loại vải lâu đời nhất trên thế giới. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những sợi lanh nhuộm trong một hang đá thời tiền sử ở Gruzia. Việc này càng củng cố cho giả thuyết việc tận dụng sợi cây Lanh dệt thành vải đã bắt đầu từ hơn 3000 năm trước đây.

Ở Ai Cập cổ đại, vải lanh đồi lúc còn được dùng để làm tiền tệ. Các xác ướp Ai Cập được quấn trong vải lanh vì đây là loại vải được xem là biểu tượng cho sự giàu có, cho ánh sáng, sự tinh khiết. Đến tận ngày nay, vải lanh vẫn luôn là loại vải có giá thành cao, có giá trị nên được sản xuất số lượng khá nhỏ.

Các sợi lanh có chiều dài từ 25-50mm, đường kính trung bình từ 12-16μm. Cây lanh cho ra hai loại sợi gồm ngắn và dài. Trong đó, sợi ngắn dùng cho các loại vải thô. Sợi dài hơn thì được dùng cho các loại vải tốt hơn. Mặt cắt ngang của sợi lanh tạo thành hình đa giác không đều. Chính điều này tạo kết cấu thô của vải lanh.

Một số đặc điểm của vải linen là gì?

Đặc điểm của vải lanh là gì? Dưới đây là một số đặc điểm mà bạn có thể tìm hiểu.

  • Vải lanh rất mịn: Vì thành phần vải không có xơ vải, nên khi chạm vào bề mặt vải, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mịn, mát mẻ. Đặc biệt khi giặc các sản phẩm làm từ vải lanh, vải càng mềm mịn hơn nữa.
  • Có độ bóng tự nhiên cao: Khác với các loại vải khác, độ bóng bề mặt vải thường nhờ vào thành phần sợi polyester. Vải lanh lại có độ bóng hoàn toàn từ nhiên. Ngoài ra, màu sắc của vải cũng tự nhiên và có thể thay đổi từ màu trắng ngà, nâu àng, xám hoặc màu mộc.
  • Vải lanh dễ bị nhăn: Vì có độ đàn hồi kém, nên các sản phẩm làm từ vải lanh, đặc biệt là áo sơ mi sẽ rất dễ bị nhăn ở cổ áo, viền. Các sợi vải dễ bị đứt ở các nếp gấp, nếp nhăn khi thường xuyên chịu sự tác động của ủi (là).
Vải Linen là gì
Vải Linen là gì
  • Có độ bền, chắc: Các sợi vải không bị kéo giãn khi sử dùng cũng như khả năng chịu mòn tốt đã giúp các sản phẩm làm từ vải lanh có độ bền tốt.
  • Có khả năng chống bọ thảm: Đặc điểm này là cơ sở cao để người tiêu dùng lựa chọn các loại vải thảm trải bằng vải lanh. Đặc biệt là các nước phương Tây có nhu cầu cao với thảm trải.
  • Có khả năng chống bụi, bẩn: Vì vải lanh không có xơ vải nên có thể chống các bụi bẩn bám vào bề mặt vải. Việc vệ sinh sản phẩm vải lanh cũng rất dễ dàng. Vải còn chịu được nhiệt độ cao, có độ rút ban đầu vừa phải, không quá cao.

Quy trình các bước sản xuất vải line (vải lanh)

Như đã nói trên, các bước thực hiện sản xuất vải lanh khá cầu kỳ, phức tạp. Cụ thể các bước trong quy trình sản xuất vải lanh:

  • Bước 1: Thu hoạch cây lanh

Muốn tạo được những sợi lanh dài nhất, người sản xuất phải nhổ toàn bộ cây lanh hoặc cát sát gốc cây. Sau đó, cây sẽ được đem đi tách ra bằng quá trinh cơ học.

  • Bước 2: Giầm cây lanh

Sau khi thu hoạch, người sản xuất sẽ đem các cây đến trong bể hoặc ngoài ruộng để giầm. Bước này giúp loại bỏ đi chất pectin có khả năng tạo liên kết của các sợi lanh.

  • Bước 3: Tách và phá vỡ cây lanh

Người sản xuất tiếp tục tách các cuốn xơ bên ngoài ra khỏi phần gỗ mềm bên trong cây lanh. Đây là bước qua trọng với cấu trúc sợi lanh.  Thân cây lanh đã bị phân hủy, việc tách sợi bên ngoài và bên trong cây đã có thể áp dụng. Người sản xuất dùng các con lăn để ghiền nát, phá vỡ thân cây và loại vỏ sợi bên ngoài thân.

  • Bước 4: Tạo hình sợi lanh

Sau khi tách, các sợi lanh sẽ được chải thành các sợi mỏng. Các sợi lanh dài sẽ được đi qua qua máy trải sợi. Các sợi lanh ngắn sẽ được loại bỏ. Ngày xưa, người dệt sợi thường dùng máy kéo sợi thủ công. Hiện tại ở các nhà máy sản xuất sợi lanh, các máy công nghiệp hiện đại đã được dùng cho bước này. Giúp thời gian thực hiện được rút ngắn.

  • Bước 5: Se và sấy sợi lanh

Các sợi lanh được cuộn trên suốt chỉ khi qua khung kéo. Sau đó, được đưa qua bể nước nóng để se sợi để đảm bảo độ kết dính, không bị rơi.

Sau đó, người sản xuất sẽ làm khô sợi vải và cuộn lên ống chỉ. Các sợi lanh được dệt thành vải rồi đem tẩy trắng, nhuộm màu, phủ bóng. Cuối cùng đem đi tiêu thụ

Ứng dụng của vải line trong đời sống

Với những đặc điểm của mình, vải lanh được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

  • Ứng dụng trong thời trang

Các mặt hàng thời trang áo, quần, đầm, váy,… được làm từ vải lanh rất được ưa chuộng, đặc biệt là những ngày hè. Vì vải lanh có độ mát, độ mềm phù hợp cho những ngày nắng, nóng hè.

  • Ứng dụng trong nội thất nhà ở

Với các đặc điểm chống bọ thảm, mềm, bền nên vải lanh còn được dùng sản xuất các đồ nội thất nhà như: Khăn ăn, chăn ga gối, khăn trải bàn, rèm cửa, áo bọc ghế sofa,…

Ứng dụng vải linen
Ứng dụng vải linen
  • Ứng dụng khác

Bên cạnh các ứng dụng kể trên, trong thời xưa, vải lanh còn được dùng làm tiền, làm áo giáp, bìa sách,… Trong đó, vải lanh kết hợp cùng vải bông theo tỉ lệ 1:3 để làm tiền giấy đã được nhiều quốc gia áp dụng thời xư.

Ưu nhược điểm của vải linen là gì?

Sau đây là một số ưu, nhược điểm của vải lanh mà bạn có thể muốn biết:

Ưu điểm vải làm từ sợi cây lanh

  • Vải có độ bóng tự nhiên cao, đẹp, không phụ thuộc thành phần khác
  • Có khả năng thấm hút ẩm tốt
  • Có độ bền cao, chắc chắn
  • Không gây dị ứng da, thân thiện với môi trường tự nhiên
  • Sử dụng, vệ sinh sản phẩm làm từ vải lanh đơn giản, nhanh chóng
  • Chống bụi bẩn bám vào vải, luôn mang lại vẻ mới tinh cho sản phẩm

Nhược điểm của vải lanh (vải linen)

  • Có độ đàn hồi, co giãn vải thấp nên không tạo được nhiều kiểu dáng phức tạp
  • Dễ bị nếp ngấp, nhăn, phải thường xuyên ủi (là), đặc biệt là phần cổ áo sơ mi
  • Sợi vải dễ bị gãy nếu không bảo quản kỹ

04 loại vải lanh (linen) phổ biến

Có 04 loại vải lanh được dùng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực đời sống. Cụ thể của mỗi loại vải lanh là:

  1. Vải lanh Damask

Đây là loại vải có quy trình dệt phức tạp, tinh tế nhất trong các loại vải lanh. Vải được dệt trên khung dệt Jacquard nhằm tạo hiệu ứng như thuê. Vải này được dùng phổ biến trong các mặt hàng trang trí. Chứ không được dùng thiết kế hàng may mặc.

  1. Vải linen dệt trơn

Loại vải dệt lanh trơn này được sử dụng chủ yếu làm khăn bông, khăn lau tay, khăn lay dát. Kỹ thuật dệt vải lanh dệt trơn khá lỏng, độ bền không cao. Vì thế, loại này được ứng dụng vào các việc không ảnh hưởng cao tới chất lượng.

  1. Vải lanh dệt lỏng

Vải lanh dệt lỏng thường dùng làm tả và băng vệ sinh tái sử dụng . Vì loại vải này tuy có độ thấm hút rất co nhưng độ bền lại rất kém.

  1. Vải linen dạng tấm

Sở hữu độ mềm mại cao nên đây là vải lanh được dùng làm quần áo nhiều nhất. Vải lanh tấm có số lượng sợi cao hơn các loại trên, nên có nhiều ưu điểm cần thiết may quần, áo.

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến vải linen là gì, đặc điểm vải lanh, ứng dụng của vải lanh. Hy vọng bài viết giúp bạn bổ sung thêm các thông tin hữu ích về loại vải này. Nếu có nhu cầu may balo túi xách, hãy liên hệ đến công ty may Thiên Phú nhé!

Xem thêm bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0708588829
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon