Vải cotton là gì ?

Vải cotton đẹp

Vải cotton là loại vải được ưa chuộng của người Việt vì nó đảm bảo các yếu tố cần đối với thời tiết khí hậu Việt Nam. Để làm rõ các vấn đề liên quan đến loại vải này như vải cotton là gì; nguồn gốc vải cotton; các loại vải cotton chính là gì,… thì bạn không thể bỏ qua bài viết này rồi!

Vải cotton là gì? Nguồn gốc của vải cotton

Vải cotton là loại vải được dệt từ các nguyên lại thiên nhiên. Trong đó, bông là nguyên liệu chiếm phần lớn trong tổng thành phần. Vải cotton mang lại cảm giác thoáng, mềm khi dùng may quần, áo.

Vai cotton la gi
Vải cotton là gì?

Từ lâu sau khi trồng trọt xuất hiện, con người đã rất nhanh biết đến cách trồng bông. Những quả bông sau mỗi mùa thu hái đều được kéo thành sợi để dệt làm vải. Con người lấy vải này để may trang phục. Đây cũng là nguồn gốc chính của vải cotton.

Đến sau này, khi ngành công nghiệp dệt may phát triển ở trình độ tốt hơn, người ta đã bắt đầu biết xử lý các sợi bông bằng các loại hóa chất. Việc này giúp tăng độ bền, giảm độ mốc, độ mục của sợi vải hơn trước đây. Và cột mốc quan trọng của vải cotton chính thức được đánh dấu.

Quy trình sản xuất vải cotton như thế nào?

Để cung cấp đến người dùng những mảnh vải cotton đẹp, người làm vải đã thực hiện khá nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn cần thực hiện như thế nào? Hãy tìm hiểu trong mục bài viết này:

  • Công đoạn 1: Thu hoạch xơ bông và phân loại các loại

Thời gian thu hoạch bông sẽ diễn ra vào tháng 11 – 12 trong năm, quá trình thu hoạch sẽ được chia làm 3 đợt khác nhau.

Thu hoặc xơ bông thường diễn ra trong từ tháng 11 đến tháng 12 trong hàng năm. Quá trình thu hoạch xơ bông gồm 3 đợt khác nhau:

Đợt 1: Thu hoạch bông từ những quả dưới góc đã nở

Đợt 2: Sau 1 – 5 ngày, tiếp tục hái những quả bông ở giữa thân cây

Đợt 3: Thu hoạch tất cả các quả bông đã nở ở phần ngọn cây

Sau thời gian thu hoạch, phần xơ bông sẽ được phân loại, chỉ chọn những quả đảm bảo chất lượng còn

Sau khi thu hoạch xong, phần sơ bông sẽ được phân loại. Người dệt sẽ chỉ chọn các quả bông đạt chất lượng. Các quả không đạt sẽ được loại bỏ. Xơ bông chất lượng sẽ được phơi những nơi thoáng mat và khô ráo để tránh bị lẫn tạp chất. Phơi thật khô.

  • Công đoạn 2: Tinh chế xơ bông

Đây là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sợi bông trong quá trình sản xuất vải cotton. Bước này, người dệt sẽ làm sạch các xơ và tách các tạp chất trong xơ bông. Xơ bông được chuyển đến nhà máy tinh chế. Sau đó, xơ bông sẽ được xé và tách ra. Thực hiện bước này phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng xơ đơn.

Tiếp theo, xơ bông được đưa vào lò nấu và lọc lại nhiều lần nhằm loại được các tạp chất như nito, axit hữu cơ, pectin, màu thiên nhiên cho đến khi chỉ còn xơ bông tinh chất.

  • Công đoạn 3: Hòa tan và kéo sợi cotton

Quá trình tinh chế sẽ biến xơ bông thàng dạng lỏng và hòa tan với một số dung dịch đặc biệt tạo thành hỗn hợp. Hỗn hợp này đưa và máy kẹo sợi. Sau đó bị ép qua những lỗ nhỏ kéo duỗi tạo thành những sợi cotton.

  • Công đoạn 4: Quá trình dệt vải cotton

Công đoạn này là quá trình xử lý hóa học vải sợi cotton. Các sợi cotton ngang, dọc được dệt tạo thành những tấm vải. Trong quá trình dệt, các tấm vải sẽ được làm bóng. Các sợi cotton sẽ trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu. Tiếp đó, các tấm vải sẽ được tẩy trắng để vải mất đi màu tự nhiên, làm sạch vết dầu mỡ và có độ trắng cần có.

  • Công đoạn 5: Nhuộm vải cotton

Đây là công đoạn cuối cùng của toàn bộ quy trình sản xuất vải cotton. Sợi vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch các chất phụ gia hữu cơ giúp vải dễ bắt màu. Sau mỗi lần nhuộm, vải sẽ được mang đi giặt nhiều lần với mục đích tách các hợp chất, sợi vải vụn còn bám trên bề mặt vải

Các ưu và nhược điểm của vải cotton

Tương tự như các chất liệu khác, vải cotton cũng có một vài ưu và nhược điểm. Trong đó, ưu điểm lớn nhất của vải cotton là sự thoáng mát, thoải mái cho các sản phẩm thời trang, trang phục. Theo đó, khi người dùng sử dụng các sản phẩm làm từ vải cotton sẽ cảm nhận được khả năng hút ẩm, thấm mồ hôi cao. Đây là lý do vì sao các loại trang phục thể thao thường ưu tiên chọn loại vải cotton này.

Vải cotton là gì
Ưu nhược điểm vải cotton

Về nhược điểm, vải cotton chỉ có hai điểm trừ:

  • Vải cotton khá cứng. Vì vậy, vải này thường dùng cho nam giới. Riêng với nữa giới, các loại sản phẩm làm từ cotton sẽ đợc pha thêm sợi spandex giúp sợi vải mềm mại hơn
  • Vì được dệt từ 100% nguyên liệu thiên nhiên nên giá thành vải cotton khá cao. Từ đó các sản phẩm làm từ vải này cũng có giá đắt hơn so với một số loại vải khác

Phân loại các loại vải cotton

Đừng cho rằng cứ là vải Cotton thì đều có 100% là Cotton cả nhé. Thông thường, không phải loại vải Cotton nào cũng có 100% thành phần là bông.

Mặc dù được xác định là vải làm từ 100% nguyên liệu thiên nhiên, nhưng không phải loại vải cotton nào cũng hoàn toàn làm từ bông. Thay vào đó, các nhà sản xuất vải cotton sẽ kết hợp thêm một số thành phần khác nhằm tạo thêm độ bóng, độ mềm. Hay với mục đích giảm giá thành sản phẩm.

Vải cotton được chia làm 3 loại chính là 100% cotton; Cotton 65/35 (CVC) và Tixi (cotton 35/65). Cấu tạo thành phần vải mỗi lại khác nhau. Cụ thể đặc điểm của từng loại như sau:

  • Đối với vải 100 % Cotton

Vải cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Loại vải này chỉ được xử lý qua hóa chất làm giảm mốc, mục và không thêm bất cứ thành phần khác trong quá trình sản xuất. Giá thành loại này khá cao. Dao động từ 150.000 – 190.000đ/kg  vải tùy màu sắc, số lượng.

  • Loại cotton 65/35 (CVC)

Cotton 65/32 (CVC) là sự kết hợp của hai loại sợi PE và Cotton. Trong đó, tỉ lệ phần trăm là 65% cotton và 35% PE. Sự kết hợp giúp vải cotton có bề mặt bóng hơn, dễ in hình và khó bị nhàu trong quá trình sử dụng. Giá thành loại vải này dao động từ 120.000 – 150.000đ/kg vải.

  • Loại Tixi (cotton 35/65)

Loại vải cotton này vẫn là sự pha trộn Cotton và PE. Tuy nhiên, tỉ lệ phần trăm hai thành phần đã có sự khác nhau. Theo đó, cotton chỉ chiếm 35%, sợi PE chiếm đến 65%. Tỉ lệ này giúp sợi vải trở nên mềm mại hơn, bề mặt vải có độ bóng cao, chống nước tốt và không bị co. Giá loại vải này chỉ khoảng 105.000đ/kg.

Cách phân biệt các loại vải cotton

Có 03 cách phân biệt đơn giản các loại vải cotton 100% và cotton kết hợp nguyên liệu khác:

  1. Phân biệt các loại vải cotton bằng mắt thường: Đôi với cotton 100%, vải sẽ có cảm giác mịn, mềm, có sợi lông khi bị thấm nước, dễ nhàu. Còn vải cotton đã pha thêm thành phần thì không dễ nhàu khi vò, có độ bóng trên bề mặt, khi cầm cảm giác chắn chắn hơn.
  2. Phân biệt vải cotton bằng độ thấm nước: Vải cotton 100% khi tiếp xúc nước thì hầu như bề mặt vải thấm nước hoàn toàn. Còn cotton pha thì có hiện tượng thấm nước không đều.
  3. Phân biệt vải cotton bằng lửa: Sử dụng một mảnh nhỏ vải cotton và đốt lên. Vải cotton 100% có mùi gỗ và hồng nhẹ khi cháy, phần tro dễ bóp mịn. Với vải cotton thêm thành phần polyester thì có mùi nhựa, tro vón cục.

Hơn hết, giá thành chính là cách phân biệt đơn giản, nhanh nhất mà bạn  có thể thấy. Giá của mỗi loại vải đều chênh lệch nhau. Giá càng cao thì chất lượng vải càng tốt.

Hy vọng thông qua bài viết, mỗi khi có ai cần giải đáp vải cotton là gì, bạn đã có thể dễ dàng cung cấp thông tin cho người ấy. Cũng như sẽ bổ sung được thêm nhiều kiến thức hay về các loại vải chuyên dụng trong đời sống.

Đừng quên liên hệ đến Thiên Phú khi bạn có nhu cầu may balo, túi xách nhé!

Xem thêm bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0708588829
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon